Những bước cơ bản trong quá trình thi công hệ vì kèo thép mạ trọng lượng nhẹ Ecotruss

Những bước cơ bản trong quá trình thi công hệ vì kèo thép mạ trọng lượng nhẹ Ecotruss Hoàng Minh

Hệ vì kèo thép mạ trọng lượng nhẹ hay hệ giàn thép mạ đã và đang được rất nhiều đơn vị xây dựng sử dụng thay thế cho các kiểu khung mái truyền thống bởi những ưu điểm vượt trội của nó mang lại như: trọng lượng nhẹ, chắc chắn, thời gian thi công nhanh, … Vậy trong quá trình thi công hệ vì kèo thép mạ trọng lượng nhẹ chúng ta cần bao gồm những bước cơ bản nào?

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
 
Trước khi tiến hành thì công dự án thì bước quan trọng đó chính là chúng ta phải chuẩn bị mặt bằng, đảm bảo cho mặt bằng phải được hoàn thiện trước khi việc chế tạo mái được tiến hành. Các công việc cần làm trước khi chế tạo mái như:
  •  Văn phòng làm việc và lán trại cho công nhân chế tạo mái.
  •  Đảm bảo nguồn điện luôn ổn định trong quá trình thi công, bởi vì việc mất điện cột ngột có thể khiến cho các dụng cụ thi công bị hư hại, ảnh hưởng đến tốc độ chế tạo mái.
  • Đảm bảo cho dầm mái bê tông được hoàn thành với độ chính xác về vị trí và độ cao đúng như thông tin thiết kế, để tránh sai sót trong quá trình thi công, lắp đặt mái.
  • Đảm bảo cho việc chế tạo vì kèo phải nằm trong sai số cho phép trước khi tiến hành lắp đặt vì kèo, khi có sự cố phải cần có chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành hỗ trợ.
  • Việc điều chỉnh lớn so với thiết kế của giàn mái thép phải được thông báo trước công tác thiết kế. Tuy nhiên, nếu việc này thông báo sau thì tránh nhiệm thuộc về của giám đốc dự án, việc sữa chữa phải thông báo cho kỹ sư  của Thép Hữu Phát để có những điều chỉnh kĩ thuật cần thiết.
  • Chuẩn bị đầy đủ giàn giáo và các phương tiện khác đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra suôn sẻ.
  • Nếu trường hợp cần phải sử dụng cần cẩu trong quá trình thi công, cần phải lắp đặt đúng vị trí để đảm bảo cho quá trình thi công được thuận tiện nhất.

 

 
Bước 2: Quy trình chế tạo khung vì kèo thép mạ kẽm:
  •  Quá trình lắp đặt khung kèo lợp ngói thép mạ kẽm sẽ được tiến hành theo các bước cơ bản như sau:
  •  Đảm bảo tất cả các thanh giàn mái sẽ được đặt tại vị trí gần tòa nhà cùng với các phụ kiện đi kèm.
  •  Phải đảm bảo các thanh giàn phải nằm trên mặt đất bằng phẳng. Tại các vị trí không phẳng phải tiến hành kê đệm, tránh trường hợp các thanh giàn bị cong vênh, gây khó khăn trong quá trình lắp đặt.
  •  Sau khi giàn mái đầu tiên được chế tạo hoàn thành, ta dùng giàn mái này như một giàn mẫu để tiến hành thi công chế tạo các giàn tương tự tiếp theo. Do đó, việc đảm bảo sự chính xác của giàn mẫu theo bản vẽ thi công là rất cần thiết.
  •  Dùng C-chanel làm đường dẫn để đảm bảo việc thi công các giàn mái tiếp theo sẽ chính xác tương tự như giàn mẫu.
  •  Sau khi tất cả giàn đã hoàn thành công việc chế tạo, dùng cần cẩu nâng giàn đầu hồi lên và tiến hành lắp đặt theo vị trí xác định trên bản vẽ thi công.
  •  Tiến hành kiểm tra việc chính xác vị trí cũng như cao độ của giàn mái thứ 1 theo bản vẽ thi công.
  •  Khi giàn đã được kiểm tra chính xác vị trí và cao độ, tiến hành việc nối giàn với “Wall plate” bằng “Triple grid” theo bản vẽ chi tiết hay theo tiêu chuẩn trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt.
  • Chuẩn bị các thanh giằng tạm để đảm bảo độ ổn định của giàn mái trước khi giằng cố định được cung cấp.
  • Cố định các thanh giàn mái bằng các thanh batten tại vị trí thanh giàn trên để ngăn chặn chuyển vị theo phương dọc nhà và theo đúng vị trí thiết kế.
  • Tiến hành lắp đặt các loạt kiểu giàn khác theo cùng một phương pháp.
thi cong khung keo lop ngoi thep ma 
kem
 
Khung kèo thép mạ Ecotruss được nhiều khách hàng lựa chọn cho công trình của mình
 
 Bước 3: Điểm tựa bên trong:
 Tại vị trí có dầm mái bên trong mặt bằng mái, và vị trí này được chỉ định làm chỗ tựa thêm cho giàn mái thì được cung cấp khối chống đỡ. Tại vị trí này giàn mái phải được cố định, khối chống cũng phải đảm bảo cùng cao độ với dầm mái biên.
 
 NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH LỢP MÁI TRÊN HỆ GIÀN MÁI THÉP MẠ KẼM
 
Khi tiến hành lợp mái lên hệ vì kèo thép mạ kẽm, bạn cần tránh đưa những đồ vật có tải trọng quá lớn lên giàn, tuân thủ các quy định trong quá trình thi công để đạt hiệu suất thi công tốt nhất.   Một số lưu ý trong quá trình lợp mái:
  • Không được đặt trực tiếp kệ nâng ngói lên toàn bộ giàn mái, trong khi nâng ngói lên mái, kệ nâng chỉ được tựa một cạnh lên mái và dây cẩu phải được giữ căng để treo kệ nâng cho đến khi việc bố dỡ ngói được hoàn tất.
  • Kệ nâng có kích thước một phương phải dài hơn 1200mm, điều này cho phép khi tấm nâng đặt xuống mái, nó sẽ được đặt trên ít nhất hai (02) giàn mái chính. Kích thước thường dùng của tấm nâng là 0.9m x 1.25m
  • Thông thường, ngói được đặt theo từng chồng lên trên giàn chính. Nếu chồng ngói phải đặt giữa hai giàn, ta cần phải chú ý cẩn thận trường hợp quá tải.
  • Nếu đặt trên giàn chính, mỗi chồng ngói không được đặt quá 6 viên, nếu mổi viên ngói có trọng lượng 5kg, nghĩa là lực tập trung không vượt quá 30kg. Nếu giàn chồng gạch này đặt nằm khỏang giữa hai giàn mái, số viên ngói ở mổi chồng không vượt quá 4 viên (20kg)
  •  Các chồng ngói phải đặt so le và rải đều trên tòan bộ diện tích mái. Cách đặt này để tránh sự biến dạng của thanh giàn trên do có quá nhiều tải trọng lên trên diện tích nhỏ.
  •  Mái ngói không được phép nâng trong thời gian dài liên tục, mà phải nâng lên từng đợt rồi rãi đều ngay lập tức.
  • Chồng ngói không được để qua đêm trên mái, thời gian phải được dự tính đủ cho việc chất và lắp ghép hòan chỉnh một mái trước khi ngày làm việc kết thúc.
  • Việc tuân thủ theo những hướng dẫn trên đây của chúng tôi sẽ giúp cho việc lắp đặt mái được diện ra an toàn và chính xác.
 
khung kèo lợp ngói ecotruss luôn 
được khách hàng tin dùng
 
Với trọng lượng nhẹ hơn 6 lần so với các khung sắt truyền thống, khung kèo lợp ngói Ecotruss giúp bạn tiết kiệm chi phí cho việc đổ dầm móng
 
TẢI TRỌNG CHO PHÉP CỦA HỆ GIÀN MÁI THÉP MẠ KẼM
  •  Tải trọng cho phép tác động lên giàn mái không vượt quá giá trị tải phân bố 166kg/m2 hoặc tải trọng đều 200kg/m (dùng cho bước nhịp giàn 1.2m). 
  •  Mặc dầu trong việc thiết kế đã ước lượng vượt tải, cường độ cho phép vật liệu là 550Mpa cho phép chịu tải trọng lớn, nhưng những trường hợp này thì không được khuyến khích.
  •  Tải trọng rung động là lọai tải trọng đặt biệt, phải được quan tâm tính tóan riêng trong thiết kế trong những trường hợp sau:
  •  - Ống dẫn nước hay ống thoát nước phải đặt cao hơn thanh giàn dưới để tránh trường hợp tiếp xúc giữa hai vật liệu.
  • Ở những vị trí có các rung động lớn như có máy phát điện, ống nước áp lực cao, …, tại những vị trí này phải kiểm tra thật ký những mối liên kết và phải có biện pháp xử lý riêng cho những vị trí này.
  • Giàn mái không được thiết kế cho việc chống đỡ các bệ nước mái, do đó, các bệ nước này phải có hệ thống chống đỡ riêng. Giám đốc dự án/khách hàng phải cung cấp vị trí và kích thước của bệ nước mái trước khi việc thiết kế bắt đầu. Trong trường hợp phải xảy ra việc sửa chữa giàn mái do vị trí bệ nước mái không được cung cấp, chi phí cho việc sữa chữa này phải do bên khách hàng chịu.
 
BẢO QUẢN HỆ GIÁN THÉP MẠ KẼM TRƯỚC KHI LẮP ĐẶT
 
Việc bảo quản và lưu kho các vật liệu thép mạ kẽm trước khi lợp là rất cần thiết để bảo đảm tuổi thọ của sản phẩm sau khi lợp. Nếu chưa được sử dụng ngay, các tấm thép phải được xếp lại ngay ngắn hoặc bó gọn lại và để cách ly mặt đất, che chắn các góc nếu cần thiết để tránh mưa và hơi ẩm. Hiện tương mao dẫn cũng có thể làm thấm nước vào các tấm thép trên bó hoặc các vòng trên cuộn thép. Điều này có thể làm thép bị ố do lưu kho ẩm và giảm tuổi thọ sản phẩm.
  •  Nếu có cuộn thép bị ẩm ướt phải đươc lựa ra ngay và dùng vải sạch để lau bề mặt bị ẩm. Các tấm thép này sau đó phải được xếp vào nơi thông thoáng để làm khô
  • Phải tuyệt đối thận trọng với bề mặt lớp sơn cho đến khi nó được làm khô và cứng lại như bình thường. 
thi công khung kèo mái ngói trọng 
lượng nhẹ
 
Khi chưa sử dụng đến các vật liệu thép mạ kẽm, chúng ta phải bảo quản để tránh các vật liệu bị ẩm, mốc, đổi màu, ...

Những lưu ý trong quá trình sơn lót và sơn ủ vật liệu thép mã kẽm:

  1. Dùng nước rửa sạch bụi.
  2. Dùng dung môi (thinner) lau sạch lớp ván bám trên bề mặt.
  3. Dùng bàn chải kim loại để chà sạch chổ rỉ sét, lưu ý không chà quá sâu vào lớp mạ.
  4. Lựa chọn sơn phù hợp với yêu cầu của môi trường (ăn mòn).
  5. Tuân thủ các chỉ dẫn của nhà sản xuất sơn.
  6. Không pha trộn các hiệu sơn lót cũng như sơn phủ khác nhau
  7. Sơn 2 lớp sơn phủ trên lớp sơn lót.
  8. Phải thông gió cẩn thận khi sơn vì có thể có một số hợp chất độc hại.
  9. Tránh để sơn dính vào da nếu có thể. 
Trên đây là những bước cơ bản cần phải có để việc thi công, lắp đặt hệ giàn thép mạ kẽm được diễn ra an toàn, đúng tiến độ. Thép Hữu Phát là một trong những đơn vị phân phối các sản phẩm thép mạ kẽm hàng đầu. Nếu bạn đang có nhu cầu cầu lắp đặt các hệ giàn mái thép mạ kẽm chất lượng cao, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
 
Cập nhật lần cuối: 07/06/2018 10:11:03 SA