Nên lợp ngói hay dán ngói?

Nên lợp ngói hay dán ngói? Hoàng Minh

Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều gia chủ băn khoăn rất nhiều. Để hiểu rõ được bản chất của 2 loại mái nhà này, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn để bạn có thể định hướng cho mình phương án lựa chọn thiết kế hoàn thiện nhất.

Nên lợp ngói hay dán ngói?

 
Đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều gia chủ băn khoăn rất nhiều. Để hiểu rõ được bản chất của 2 loại mái nhà này, chúng tôi sẽ giải thích kỹ hơn để bạn có thể định hướng cho mình phương án lựa chọn thiết kế hoàn thiện nhất.
 
Làm mái theo kiểu dán ngói hay lợp ngói thì yếu tố thẩm mỹ, kiến trúc bên ngoài mà 2 kiểu mái này đem lại là như nhau. Nếu nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ không thể nào phát hiện ra được mái là ngói dán hay ngói lợp. Do đó, 2 kiểu mái nhà này được sử dụng khá phổ biến, có thể thường xuyên thay thế cho nhau để khắc phục nhược điểm về mặt chi phí cũng như cách thi công khác nhau.
 
 
Nên lợp ngói hay dán ngói?
 
 
Ưu nhược điểm của dán ngói
 
Mái bê tông dán ngói: Lớp bê tông được đúc nghiêng, sau đó ngói sẽ được dán lên. Vì vậy, khối lượng, trọng lượng của mái khá nặng (nó bao gồm cả khối lượng của dầm, tấm bê tông cốt thép, vữa , hồ, xi măng,... ) và cả trọng lượng của những viên ngói đá. Loại mái này bị lưu nhiệt trong kết cấu, đặc biệt là thời gian thi công khá lâu, phức tạp. Đặc biệt, khi xảy ra lỗi hay muốn sửa chữa thì rất khó khăn bởi phần mái ngói dán bên ngoài vô cùng chắc chắn.
 
Tuy nhiên chọn kiểu mái dán ngói lại khiến đại đa số chủ đầu tư yên tâm bởi chúng có tính bền vững, độ an toàn của mái đối với tổng thể công trình nhà ở.
 
Ưu nhược điểm của mái ngói lợp
 
Mái ngói lợp (theo kiểu truyền thống với các chi tiết như kèo, đui, mè...) hiện nay được thay thế bằng hệ khung kèo thép mạ, ưu điểm của loại mái ngói này chính là khối lượng nhẹ hơn. Những viên ngói được lợp với nhau từng lớp từng lớp mà không bị dán "chết" 1 chỗ nên dễ dàng co giãn theo thời tiết. Điều này cho phép chủ đầu tư dễ dàng sửa chữa và thi công. Khi chọn ngói lợp nhà nên tính toán, thiết kế chi tiết số lượng đòn tay, rui, mè chính xác để không dẫn tới tính trạng thiếu, thừa gây tốn chi phí , thời gian, nhân công cho chủ đầu tư. Hơn nữa, loại mái ngói lợp có mức chi phí khi thi công thường bằng khoảng 60% so với loại mái bê tông dán ngói nêu trên. Do đó mà hiện nay, kiểu mái lợp vẫn được đa số chủ nhà chọn lựa xây dựng cho ngôi nhà của mình
 
Như vậy, với những ưu điểm , nhược điểm trên, bạn đã đưa ra được cách lựa chọn kiểu mái nhà nào cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của gia đình mình nhất.
Cập nhật lần cuối: 01/10/2021 09:00:31 CH